Tìm hiểu về vải Kaki không thun? Quy trình sản xuất
Có thành phần chính là từ cotton, ưu điểm nổi trội là độ cứng cao, ít nhăn và bền hơn vải kaki thông thường. Thường dùng để may quần ống đứng, quần tây hoặc các trang phục có tính cứng và chịu áp lực cao như đồ bảo hộ.
Vào thế kỷ XIX, vải kaki xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường là vào thế kỷ XIX tại Ấn Độ do ông H.B.Lumsden sáng tạo ra và Ấn Độ là thị trường đầu tiên loại vải này xuất hiện. Xuất phát từ những trang phục không phù hợp với khí hậu, thời tiết tại Ấn Độ của người lính Anh nên vải kaki được sáng tạo nên từ đây.
Vải kaki được ông sáng tạo ra cho người lính mang lại sự nhẹ nhàng thoải mái và thoáng khí hơn những trang phục họ thường dùng.
Sau đó, vải này được ứng dụng rộng rãi trong ngành quân đội trên toàn thế giới. Đến sau này, vải kaki được thay đổi và biến tấu linh hoạt hơn với nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau.
Tham khảo: Vải kaki pangrim
Để sản xuất ra vải kaki này trải qua 4 bước bao gồm các bước sau:
Thu hoạch bông - nguyên liệu tạo ra vải này
Để đảm bảo theo đúng yêu cầu đầu vào, bông được trải qua quá trình lựa chọn nghiêm ngặt để chọn ra những thành phẩm tốt nhất. Tiếp theo chúng được đóng thành từng kiện bông nguyên kiện và tiến hành bước lọc bỏ chất bẩn và tạp chất trong sợi bông.
Tiếp theo, kéo sợi bông
Bông sau khi được lựa chọn cho ra thành phẩm sẽ được đánh rối. Để tăng chiều dài và độ bền của công, họ sẽ kéo thủ công kết quả thu được sẽ được kéo vào từng ống.

Tiến hành dệt vải
Tiến hành dệt vải theo kiểu sợi dọc, sợi ngang đan xen nhau. Tiếp theo vải sẽ được đem đi đánh bóng với mục đích co giãn hơn tốt hơn, dễ lên màu khi nhuộm vải và lên màu rõ hơn.
Nhuộm màu vải kaki
Để tăng độ bền bỉ, chất liệu kaki thun được nhuộm nhiều lần trong khi nhuộm.
Đặc tính vật lý
Độ cứng của vải cao, vải ít nhăn và co giãn ít. Đồng thời tạo độ dày cho vải
Đặc tính hóa học
Chúng sẽ cháy nhanh hơn các loại nguyên liệu vải khác khi tiến hành đốt. Bên cạnh đó, phần tro khi cháy của loại vải này sẽ mềm mịn hơn loại khác.
Về ưu điểm:
- Vải cứng, ít bị nhăn không co dãn nhiều, tính bền đẹp cao.
- Thấm hút cực tốt, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc
- Dễ nhuộm màu để màu lên quần áo được chuẩn hơn, không bị phai màu
- Được sản phẩm với nhiều họa tiết, phong cách khác nhau. Mẫu mã sản phẩm đa dạng, có nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
Về nhược điểm:
- Độ co dãn thấp và vải khá cứng nên không phù hợp với các thiết kế mà có yêu cầu cao
- So với các loại vải khác thì kaki là loại có giá thành cao hơn
Được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong các trang phục của nam giới như quần âu, các dáng quần ống đứng hoặc trang phục bảo hộ lao động,...

Nếu là người yêu thời trang và sành về thời trang thì rất dễ dàng để có thể phân biệt vải kaki thun và vải kaki không thun. Khi lựa chọn mua thì vải kaki không thun sẽ có độ co dãn ít hơn vỉa kaki thun. Ngoài ra so với vải kaki thun thì vải kaki không thun sẽ nặng hơn và dày hơn
Không nên giặt bằng máy nên giặt sản phẩm hoàn toàn bằng tay để form dáng được giữ chuẩn hơn
Không giặt chung với loại vải khác và hạn chế chà trực tiếp lên mặt vải
Không nên dùng bất kì loại thuốc tẩy nào để tẩy quần áo và tránh phơi quần áo dưới ánh nắng trực tiếp mặt trời,...
Khi cất quần áo nên bọc chúng ở bên ngoài bằng lớp vải lụa hoặc khăn bông để tránh bụi bẩn và sự xâm nhập của vi khuẩn
Không được đè các vật nặng khác nên quần áo kaki vì gây mất form của quần áo
Bảo quản nơi khô ráo,...